Sự hình thành Khối_đá_tàn_dư

Khối đá tàn dư hình thành từ đá trầm tích hoặc đá núi lửa phân tầng ngang, đặc biệt là các vách đá vôi. Đặc điểm của các loại đá này có độ cứng trung bình và khả năng chịu đựng xâm thực cũng ở mức trung bình. Lớp đá nào có tính bền vững cao hơn thì có thể sẽ tạo nên đá phủ. Những bờ vách được tạo thành từ vật chất yếu hơn (như đất sét) thì có xu hướng sụt và xói mòn rất nhanh nên không thể tạo thành khối đá tàn dư, trong khi những loại đá cứng chắc hơn như đá hoa cương thì lại xói mòn theo những cách thức khác.

Quá trình hình thành khối đá tàn dư thường bắt đầu khi nước biển tấn công và làm các vết nứt nhỏ trên mũi đất toác rộng ra. Sau đó, các khe nứt sẽ càng ngày càng nở rộng và trở thành một cái hang nhỏ. Một vòm tự nhiên sẽ thành hình khi hang này xuyên thấu mũi đất. Hiện tượng xâm thực trong giai đoạn về sau sẽ làm sụp đổ vòm tự nhiên này và để lại một cột đá nhỏ. Cột đá này thường sẽ trở thành một đảo đá nhỏ, thấp và bị nhấn chìm khi thuỷ triều lên. Tuy nhiên, có những khối đá tồn tại rất lâu.

Phá Biên Châu, Hồng KôngBall's Pyramid ở Úc là khối đá núi lửa tàn dư cao nhất thế giới.[2]Old Man of Hoy, Scotland